Học cách nhận lỗi

Câu chuyện trên là bài học kinh nghiệm giúp chúng ta tập nhìn lại một năm qua để sửa lỗi và chuẩn bị cho năm tới không còn lặp lại những sai sót cũ. Không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Người xưa nói “Nhân vô thập toàn”. Nghĩa là làm người không ai hoàn hảo cả, sống trên đời này không ai là không có lỗi. Khắp thế gian này không người nào dám tự hào là mình không có lỗi. Khi có lỗi lầm, con người thường hay không chịu nhận lỗi lầm về mình, khi có lỗi lầm thường tìm lý do để đổ cho người khác. Nếu không thể đổ cho người khác thì đổ cho nguyên nhân khách quan chứ không phải do bản thân mình gây ra. Tự cho rằng bản thân mình mới đúng.

Một bài học về việc không chịu nhận lỗi:

Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có câu chuyện về một chàng trai không chịu nhận cái sai của mình. Hôm đó, anh ta lên đường đến nước Sở, đến một quán nghỉ chân ven đường thì gặp một Ông già lớn tuổi.

Ông già hỏi: “Anh đi đâu vậy?” Anh đáp: “Tôi muốn đi đến nước Sở”.

Ông già nói: “Anh đi ngược đường rồi. Nước Sở ở phía Nam sao anh lại đi hướng Bắc”.

Lúc ấy, nếu anh ta biết lắng nghe thì kiểm lại, thấy đi sai đường thì chuyển hướng. Nhưng anh ta không chịu nhận sai mà còn biện bác trở lại. Nói: “Không sao, ngựa của tôi rất giỏi, Ông không phải lo”.

Ông già nghe vậy, nói: “Ngựa dù giỏi mà đi lầm đường thì càng đi càng xa”.

Nhưng anh vẫn khăng khăng không chịu nghe. Anh nói: “Ông chẳng cần phí tâm như vậy, tôi có đủ lộ phí để đi đường”.

Ông già mới nói: “Tiền đi đường của anh dù có nhiều, nhưng phương hướng đã không đúng rồi thì anh làm sao đến được nước Sở dù có tiền đầy túi”.

Đến như vậy mà anh ta vẫn cố chấp không chịu nghe. Anh ta cứ cố chấp bảo vệ cái lý của mình, mặc cho ông già lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm giải thích tận tình.

Vậy, cuối cùng anh ta sẽ đi đến đâu? Dù cho có nhiều lộ phí, có ngựa giỏi, có xa phu giỏi nhưng mà lạc đường thì làm sao đi tới đích? Cho nên, nếu biết quay lại từ đầu thì đã nhẹ nhàng, còn khi lạc rồi mà quay trở lại thì càng xa nữa, bởi vì ngựa giỏi chạy càng nhanh thì lạc càng xa. Đó gọi là thiếu tinh thần biết lắng nghe, biết nhận lỗi, khiến người nhìn thấy chỉ biết lắc đầu thương xót.

Đó là một bài học kinh nghiệm cho chúng ta, không nên học theo kiểu đó, không tự phụ, phải biết lắng nghe, biết tự kiểm tra lại mình và tự sửa đổi bản thân

Một bài học về việc luôn tìm ra sai sót của bản thân:

Viên Liễu Phàm viết: “Ngày xưa, vào lúc 20 tuổi, Cừ Bá Ngọc đã có thể thường phản tỉnh về những lỗi lầm mình đã phạm để rồi kiểm thảo hối cải cho sạch hết”. Ông ta muốn tiêu diệt sạch các lỗi lầm một lần… cho khỏe. Thế nhưng nó lại không sạch hết: “Đến năm 21 tuổi, ông nhận ra rằng những lỗi lầm mình đã hối cải trước kia chưa hoàn toàn tiêu dứt; đến năm 22 tuổi, nghĩ lại lúc 21 tuổi, ông thấy giống như giấc mộng. Từng năm, từng năm trôi qua ông liên tục hối cải lỗi lầm; cho đến 50 tuổi ông lại thấy trong 49 năm qua, ông luôn mắc phải sai lầm…”!

Câu chuyện trên là bài học kinh nghiệm giúp chúng ta tập nhìn lại một năm qua để sửa lỗi và chuẩn bị cho năm tới không còn lặp lại những sai sót cũ. Không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Kinh Doanh